Đăng nhập
Lĩnh vực hoạt động
Quan hệ cổ đông
Hội thảo về Chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị
Ngày 12/12/2017, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tổ chức Hội thảo về Chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị.
Ảnh: Ông Nguyễn Xuân Dương- Phó cục trưởng cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) phát biểu khai mạc chương trình
Hội thảo nhằm lấy ý kiến các chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước để xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chiến lược chăn nuôi trong giai đoạn 2016 - 2020.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh tầm quan trọng của liên kết chuỗi: Việc "Xây dựng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi là rất quan trọng. Nếu không tổ chức nhanh thì sẽ lặp lại tình trạng giải cứu liên tục, hôm nay có thể là lợn, mai có thể là gà, bò. Liên kết chuỗi sẽ giúp cải thiện dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, phân biệt rõ ràng những khâu yếu kém... và giải quyết vấn đề cung cầu".
Hội thảo cũng đã được nghe về kinh nghiệm tổ chức chuỗi liên kết trong chăn nuôi của một số nước trên thế giới do tổ chức FAO tổng kết; Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi của Việt Nam do Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tổng hợp đồng thời nghe các mô hình liên kết tiêu biểu trong chăn nuôi như : Mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn của tập đoàn C.P. Việt Nam; Mô hình liên kết trong chăn nuôi gia cầm của Japfa Comfeed; Mô hình liên kết trong chăn nuôi bò sữa của Vinamilk vào mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn sữa xuất khẩu của công ty TNHH Công Danh.
Ảnh: Ông Kiều Minh Lực – Đại diện C.P. Việt Nam trình bày mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn của tập đoàn C.P
Với C.P. Việt Nam, liên kết chuỗi không còn là một khái niệm xa lạ. Có mặt tại Việt Nam ngay từ đầu những năm 1990, sau hơn 20 năm đầu tư, công ty C.P làm tốt vai trò hỗ trợ nông dân trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất nhỏ sang chăn nuôi trang trại công nghiệp. Bằng hình thức chăn nuôi khép kín từ con giống, sản xuất thức ăn kết hợp với với kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, C.P là doanh nghiệp ở Việt Nam mang đến lợi ích cho hàng trăm ngàn người chăn nuôi thông qua các mối liên kết kinh tế bền vững. Với mô hình chăn nuôi lợn, C.P. Việt Nam hướng đến mục đích phát triển mô hình sản xuất phù hợp để người dân tham gia chuỗi giá trị, sử dụng lao động địa phương, sản xuất thịt lợn an toàn, tiết kiệm nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Ảnh: Đại biểu tham gia hội thảo
Trong chương trình, các đại biểu cũng đã kiến nghị cần có thêm cơ chế hỗ trợ để đảm bảo lợi ích của các bên tham gia chuỗi, trong đó gắn kết chặt chẽ hơn việc liên kết giữa doanh nghiệp và hộ chăn nuôi theo ký kết hợp đồng, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh…Tổng kết hội thảo, lãnh đạo Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết bộ NN- PTNT đang sửa chiến lược chăn nuôi theo hướng phát triển chuỗi. "Dựa trên các ý kiến góp ý, chúng tôi sẽ trình Chính phủ sửa đổi các chính sách, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Việc giải quyết được “điểm nghẽn” này sẽ giúp trong việc tạo ra trật tự mới cho ngành chăn nuôi”./
Phòng truyền thông (CCO)
Tin tức mới Xem tất cả

Sau khi thông quan, container chở nông sản Việt tiếp tục mắc kẹt ở Trung Quốc

Để nông sản Việt giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc – Bài học từ gạo

Nông sản khởi động lại thị trường Trung Quốc

Lại ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn

Tìm "lối thoát" cho nông sản Việt giữa tâm dịch Covid-19 vẫn là bài toán khó

Trung Quốc lại siết cửa khẩu, tạm dừng đưa nông sản lên biên giới

Tiếp tục đà phát triển, hoạt động SX-KD Quý I/2019 của HSL tăng gần 64 % so với cùng kỳ năm 2018

Thông báo hủy quyền tham dự ĐHĐCĐ Thường niên 2018

Thông báo chốt quyền tham dự họp ĐHĐCĐ Thường niên 2018

Bản tin thời tiết nông vụ sáng ngày 24/10/2017

Sắn trước cơ hội lần đầu vào 'câu lạc bộ tỷ đô'

Mì nguyên liệu tăng giá đột biến, nông dân vui 'hết cỡ'

Phú Yên đặt mục tiêu chế biến 113.000 tấn tinh bột sắn niên vụ 2017-2018

Thử nghiệm một số giống ngô trên đất hai vụ lúa
